23-07-2121 . bởi Phạm Tâm

Tận dụng cơ hội từ EVFTA song song với nắm bắt xu hướng tiêu dùng

Theo thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Áo cho biết, Áo là một trong những nước dẫn đầu châu Âu về mức tiêu thụ cà phê trên đầu người. Trong báo cáo cà phê năm 2020, người Áo tiêu thụ bình quân 162 lít cà phê/năm (2,6 ly cà phê/ngày). Người Áo tiêu thụ 7,2 kg cà phê/năm, cao hơn so với người Đức (5,7 kg cà phê/năm).

Cà phê là loại đồ uống được tiêu thụ nhiều nhất ở Áo. Có tới 84,6% dân số Áo uống cà phê. Cà phê chủ yếu được dùng tại nhà (63,1%); tại nơi làm việc (26,5%); 83,9% người uống dùng cà phê với bữa sáng; 66,2% người uống vào buổi trưa; 60% người tiêu dùng uống cà phê không đường; 74% người tiêu dùng uống cà phê với sữa, trong đó 23,5% người tiêu dùng chọn sữa thực vật hoặc sữa hạt.

Dịch Covid-19 tác động đến xu hướng tiêu dùng cà phê của người Áo. Trong bối cảnh giãn cách xã hội, cà phê được tiêu thụ nhiều hơn tại nhà, đặc biệt là nhóm đối tượng trẻ tuổi. Lượng cà phê tiêu thụ tăng thêm 20% so với mức bình thường.

Phân khúc cà phê giá thấp và trung bình cũng được sử dụng nhiều hơn, đã có 3,2% người tiêu dùng Áo chuyển sang sử dụng loại cà phê rẻ hơn. Chủng loại cà phê được người Áo ưa chuộng: hạt cà phê tươi, vỏ cà phê mới xay và cà phê tươi mới xay. Các loại cà phê chính được tiêu thụ: Espresso, cà phê nâu, cà phê melange viên, latte macchiato, cappuccino, cà phê pha lạnh hoặc đá, cà phê tonic. Người tiêu dùng chuộng cà phê chất lượng cao, có nguồn gốc rõ ràng, rang và pha cẩn thận.

TẬN DỤNG EVFTA PHẢI NẮM ĐƯỢC NHU CẦU NTD-CF VN VỚI KH ÁO

Gần đây, người tiêu dùng chuộng các loại cà phê lạnh và sáng tạo với hương vị đa dạng. Theo đó, phần lớn (46%) cà phê được pha bằng máy tự động hoàn toàn hoặc máy espresso điện. Tại nhà, xu hướng pha bằng viên nén vẫn đang tăng (từ thị phần 11,7% trong tổng pha cà phê tại nhà vào năm 2009 lên 45,7% vào năm 2020). Xu hướng pha bằng phin cà phê cũng tăng (từ 4,9% vào năm 2018 lên 7,8% vào năm 2019).

Mặc dù dân số thấp (khoảng 9 triệu người), Áo là nước tiêu thụ nhiều cà phê và sẵn sàng trải nghiệm các loại mới, có chất lượng cao. Người tiêu dùng tự pha bằng máy, đặc biệt là chủ yếu dùng viên nén, để thưởng thức ly cà phê. Các thương hiệu cà phê lớn của Đức, Thụy Sỹ và Hà Lan chiếm thị phần lớn tại Áo. Số liệu cho thấy, Áo chủ yếu nhập khẩu cà phê hạt (chưa rang) từ Brazil (Arabica) và Việt Nam (Robusta). Còn đối với cà phê đã rang, Áo nhập khẩu chủ yếu từ các thị trường Đức, Hà Lan và Ý, thị phần chiếm trên 80%. Do đó, việc nắm bắt được xu hướng tiêu dùng sẽ giúp cà phê Việt hiện diện nhiều hơn và rộng hơn tại thị trường này.

Hiện, trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Áo, chiếm chủ yếu là các mặt hàng được xuất khẩu bởi khối doanh nghiệp FDI, trong đó, sản phẩm điện thoại di động và phụ tùng chiếm gần 80% tỷ trọng. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng còn lại như: sản phẩm gốm sứ, gỗ và sản phẩm gỗ, cà phê… chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ. Có thể nói xuất khẩu hàng hóa sang Áo chưa tận dụng được nhiều cơ hội từ EVFTA.

Trong số các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu chủ lực của Việt Nam mà Áo cũng đang có nhu cầu nhập khẩu có mặt hàng cà phê. Do đó, để có thể tận dụng hiệu quả hơn các cam kết thuế quan trong EVFTA và thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường Áo.

Số lô tôm xuất khẩu bị cảnh báo chất lượng giảm 11%

Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, 6 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu tôm sáu tháng đầu năm đạt 1,5 tỷ USD (trong đó, tôm sú đạt 200 triệu USD, tôm thẻ chân trắng đạt 1,3 tỷ USD).

Đáng chú ý, theo ông Lê Bá Anh – Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông sản và thủy sản, trong 5 tháng đầu năm 2021, có 15 lô hàng tôm bị cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu cảnh báo (giảm 11% so với cùng kỳ năm 2020), trong đó đáng chú ý là cảnh báo về các chỉ tiêu dịch bệnh (5 lô), tồn dư hóa chất, kháng sinh cấm 4 lô; vi sinh 5 lô.

Còn tại trong nước, Cục đã thực hiện lấy 537 mẫu tôm nuôi (thẻ, sú) tại 76 vùng nuôi tôm tập trung để phân tích dư lượng hóa chất, kháng sinh tại vùng nuôi. Kết quả, đã phát hiện 6 mẫu vi phạm. Các trường hợp phát hiện vi phạm đều được điều tra, xử lý theo đúng quy định tại Thông tư 31/2015/TT-BNNPTNT ngày 6/10/2015 của Bộ NN&PTNT quy định về giám sát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thủy sản nuôi. Cũng trong 5 tháng đầu năm nay, 4 tỉnh trọng điểm là Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang đã tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định phòng, chống tạp chất trong tôm. Kết quả, phát hiện 36 cơ sở vi phạm với tổng số tiền xử phạt là 455 triệu đồng.

Tuy nhiên, ngành nuôi tôm vẫn gặp một số tồn tại, khó khăn, đặc biệt là việc cấp mã số xác nhận đăng ký cơ sở nuôi đạt kết quả chưa cao. Giá thành sản xuất tôm ở nước ta vẫn còn cao hơn so với các nước trong khu vực. Nguyên nhân là do thức ăn nuôi tôm vẫn đang chiếm lỷ lệ cao trong giá thành sản xuất (khoảng 65% giá thành nuôi tôm công nghiệp).

Ngoài ra, còn một số thách thức mới về xuất khẩu như sự thay đổi quy định kiểm dịch đối với sản phẩm nhập khẩu ở nhiều quốc gia, những cảnh báo về an toàn thực phẩm. Một số thị trường nhập khẩu chính thủy sản của Việt Nam đã có những thay đổi trong chứng nhận an toàn thực phẩm, như Hàn Quốc, sản phẩm tôm phải đáp ứng quy định về xử lý nhiệt (tôm nấu chín) mới được miễn kiểm dịch.

Bình Luận