25-09-2121 . bởi Phạm Tâm

SỬ DỤNG LINH KIỆN VÀ PHỤ TÙNG Ô TÔ
PHẢI PHÙ HỢP CHẤT LƯỢNG VÀ TIÊU CHUẨN

SỬ DỤNG LINH KIỆN VÀ PHỤ TÙNG Ô TÔ
PHẢI PHÙ HỢP CHẤT LƯỢNG VÀ TIÊU CHUẨN

Ngành Công nghiệp ô tô ngày càng phát triển, nhiều loại ô tô mới được ra đời với các tính năng hiện đại, chất lượng ngày càng cao. Ăn theo ngành công nghiệp này, hàng loạt sản phẩm phụ trợ được ra đời, trong số đó có không ít các sản phẩm kém chất lượng, không đảm bảo an toàn khi sử dụng cho ô tô.

Lựa chọn được linh kiện và phụ tùng cho xe ô tô đảm bảo chất lượng, đạt tiêu chuẩn của nhà sản xuất không phải người tiêu dùng nào cũng làm đúng. Đôi khi, người tiêu dùng không mong muốn mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, không đảm bảo an toàn nhưng các cơ sở bày bán lại giới thiệu, bán ra các sản phẩm không phù hợp.
Hiện nay linh kiện, phụ tùng ô tô giả xuất hiện ngày càng tinh vi nhờ công nghệ, kỹ thuật cao, không ít chi tiết được làm giả tinh vi từng chi tiết cho tới cả nhãn hiệu, thương hiệu của chính các hãng xe, mã số phụ tùng… ngay cả những người làm trong ngành cũng khó phân biệt. Điều này không chỉ gây thiệt hại cho nhà sản xuất làm ăn chân chính mà còn ảnh hưởng đến tài sản, tính mạng người dùng.
Trong thời gian qua, cơ quan Quản lý thị trường đã xử lý nhiều vụ việc về buôn lậu, gian lận thương mại liên quan đến phụ tùng và linh kiện ô tô. Điển hình như Đội Quản lý thị trường số 5, Cục Quản lý thị trường Hải Dương tháng 12/2020 đã phối hợp với Đội 3 Phòng Cảnh sát Kinh tế Công an tỉnh và Đội Quản lý thị trường số 4 để tổ chức kiểm tra đối với Công ty TNHH Phúc Thái Auto, trên địa bàn huyện Thanh Miện. Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện cơ sở này có: 800 chiếc chuột cửa xe ô tô; 300 chiếc gạt mưa xe ô tô; 6.420 bóng xe ô tô; 90 bộ điều khiển cửa xe ô tô; 11 chiếc đài xe ô tô; 47 chiếc camera ô tô; 2.000 chiếc lưỡi cắt đá do nước ngoài sản xuất.
Hay như tại Quảng Ninh, Đội Quản lý thị trường số 1 (Đội Cơ động chống buôn lậu, gian lận thương mại toàn tỉnh) đã kiểm tra hộ kinh doanh Thiện Văn Bình, địa chỉ tại Khu 5 phường Ka Long, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Lực lượng chức năng phát hiện ông Bình đang bày bán 33.672 vòng bi ô tô có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu SKL, trị giá theo giá niêm yết là 398 triệu đồng. Đội Quản lý thị trường số 1 đã tạm giữ toàn bộ số hàng hóa trên, phối hợp với chủ thể quyền xác định hàng thật, hàng giả để xử lý theo quy định.
Trước đó, lực lượng chức năng tại tỉnh Lạng Sơn cũng đã phát hiện và xử lý gần 600 sản phẩm phụ kiện ô tô nhập lậu. Còn tại TP.HCM, Đội Quản lý thị trường số 3 (Cục Quản lý thị trường TP.HCM) cũng đã kiểm tra địa điểm kinh doanh Sáu Chiêu, địa chỉ 307 đường Điện Biên Phủ, phường 15, quận Bình Thạnh. Tại đây, lực lượng chức năng phát hiện cửa hàng đang kinh doanh 101 đơn vị sản phẩm phụ tùng xe ô tô. Cụ thể, các phụ tùng gồm hộp bố thắng, lọc nhớt, chân máy dầu, trục láp, lọc xăng… không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Các chuyên gia khuyến cáo, khi tìm hiểu và mua các linh kiện, người mua cần dựa vào ba yếu tố cơ bản sau:
Số VIN: Số VIN là mã số nhận diện độc nhất của mỗi chiếc xe. Thông số này sẽ cung cấp cho chủ xe thông tin về các chi tiết trên xe một cách chính xác, từ động cơ cho đến chi tiết các linh kiện đi kèm theo xe. Số VIN có thể được nhà sản xuất bố trí tại 3 vị trí là trên khung cửa xe phía ghế lái, trên vách ngăn khoang động cơ và ở dưới kính chắn gió bên lái.
Mã Code: Đa số các bộ phận như lọc dầu, bơm dầu, quạt tản nhiệt, két nước… sẽ được đi kèm với một mã code riêng, do đó bạn có thể dựa vào mã code này để tìm kiếm được linh kiện phù hợp với chiếc xe của mình. Nên lưu ý một chút rằng đối với một số bộ phận, mã code này có thể bị che đi bởi dầu mỡ hay bụi bẩn trong quá trình vận hành. Sau khi đã có được mã code, hãy lấy nó và đối chiếu nó với linh kiện mà bạn muốn chọn.
So sánh hình ảnh: Chủ xe có thể lấy những linh kiện cũ cần thay thế để đối chứng trực tiếp với món linh kiện mà bạn đang xem xét để mua. Cách làm rất “thủ công” nhưng sẽ giúp yên tâm hơn và không chọn nhầm linh kiện.
BOX 1: Theo chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, giai đoạn 2026-2035 đáp ứng trên 65% nhu cầu về linh kiện, phụ tùng cho sản xuất lắp ráp ôtô trong nước; đồng thời phấn đấu đến năm 2035, tổng lượng xe xuất khẩu đạt khoảng 90.000 chiếc.
BOX 2: Quy trình làm thử nghiệm, công bố hợp quy linh kiện ô tô theo thông tư 41/2018- BGTVT:
Bước 1: Xin số đăng ký kiểm tra để mở tờ khai nhập khẩu và đưa linh kiện về kho.
Bước 2: Làm hồ sơ thử nghiệm nộp lên Cục Đăng Kiểm Việt Nam để lập phiếu tiếp nhận sau đó tiến hành chuyển mẫu đến Cục để thử nghiệm.
Bước 3: Thử nghiệm xong sẽ ra báo cáo thử nghiệm tiến hành làm hồ sơ chứng nhận chất lượng cho linh kiện.
Bước 4: Sau khi có chứng nhận chất lượng linh kiện nộp hồ sơ công bố hợp quy và bổ sung giấy tờ còn thiếu.
Danh mục các linh kiện, phụ tùng cần thử nghiệm và công bố hợp quy tại Cục Đăng Kiểm để được lưu hành tại Việt Nam với phụ tùng xe ô tô: Lốp hơi, kính an toàn, vật liệu nội thất…
Hình ảnh đầy đủ về linh kiện nhập khẩu cần công bố hợp quy theo thông tư 41/2018/TT-BGTVT.
Các linh kiện nhập khẩu như gương, đèn, kính, lốp… khi nhập khẩu về Việt Nam cần phải xin số đăng kí kiểm tra để mở tờ khai hải quan.
Hồ sơ xin số đăng kí kiểm tra tối thiểu bao gồm:
Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu (theo mẫu có sẵn). Hợp đồng (Contract) (bản sao). Danh mục hàng hóa (Packing list) kèm theo hợp đồng (bản sao). Hóa đơn (Invoice). Vận đơn (Bill of Lading). Ảnh hoặc bản mô tả hàng hoá./.

Dưới đây là danh mục các Tiêu chuẩn JIS về linh kiện ô tô:

  1. JIS B 1864:2021-02-22
    Synchronous belt drives – Belts and pulleys
  2. JIS D 0205:1987-07-31
    Test method of weatherability for automotive parts
  3. JIS D 1611-1:2003-11-20
    Automotive parts – Lubricating oil filters for internal combustion engines – Part 1: General test methods
  4. JIS D 1611-3:2017-09-20
    Automotive parts – Lubricating oil filters for internal combustion engines – Part 3: Tests for composite filter housings
  5. JIS D 1613:1996-01-31
    Automotive engines – Carburetors – Test methods
  6. JIS D 1617:1998-08-31
    Automobile parts – Fuel filters for diesel engines – Test methods
  7. JIS D 2101:2001-06-30
    Automotive parts – Screw plugs
  8. JIS D 2601:2006-02-20
    Automotive parts – Brake hose assemblies for hydraulic braking systems used with non-petroleum-base brake fluid
  9. JIS D 2606:2008-01-20
    Automotive parts – Air brake rubber hose and hose assemblies
    10.JIS D 2607:2008-01-20
    Automotive parts – Vacuum brake rubber hose assemblies
    11.JIS D 2610:2005-03-20

Automotive parts – Diaphragm gaskets for hydraulic brake master cylinder reservoirs using a non-petroleum base hydraulic brake fluid
12.JIS D 26122005-03-20
Automotive parts – Reservoir seals for hydraulic brake master cylinders using a non-petroleum base hydraulic brake fluid
13.JIS D 4413:2005-03-20
Automotive parts – Brake linings and brake pads – Compressive strain test method
14.JIS D 4414-2:1998-09-30
Automotive parts – Brake linings and disc brake pads – Part 2: Test procedure of seizure to ferrous mating surface due to corrosion (Water soak method)
15.JIS D 4415:1998-09-30
Automotive parts – Brake linings and disc brake pads – Test procedure of shear strength
16.JIS D 4416:1998-09-30
Automotive parts – Disk brake pads – Test procedure of thermal expansion
17.JIS D 5020:2016-03-22
Automotive parts – Degrees of protection (IP Code) – Protection of electrical equipment against foreign objects, water and access
18.JIS D 5704-1:1999-03-31

Bình Luận