Bí quyết quản lý đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp với bộ tiêu chuẩn ISO 56000
Bí quyết quản lý đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp với bộ tiêu chuẩn ISO 56000
Bộ tiêu chuẩn ISO 56000 chỉ ra phương thức quản lý đổi mới sáng tạo theo tiêu chuẩn, với nội dung quản lý đổi mới sáng tạo theo hệ thống quản lý, đánh giá quản lý đổi mới hệ thống sáng tạo và̀ quản lý sở hữu trí tuệ.
Hệ thống quản lý đổi mới sáng tạo bao gồm tất cả những yếu tố và tương tác cần thiết để thiết lập khả năng đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu đổi mới sáng tạo hiệu quả và bền vững.
7 yếu tố cơ bản của hệ thống quản lý đổi mới sáng tạo bao gồm:
- Bối cảnh của doanh nghiệp: Xác định vấn đề bên trong và bên ngoài, nhu cầu của các bên quan tâm
- Lãnh đạo: Cam kết của lãnh đạo đối với hệ thống quản lý đổi mới sáng tạo, thiết lập tầm nhìn chiến lược và chính sách đổi mới sáng tạo, xác định trách nhiệm của bên liên quan.
- Lập kế hoạch: Xác định các hoạt động cụ thể để giải quyết các cơ hội và rủi ro. Thiết lập mục tiêu đổi mới sáng tạo và lên kế hoạch để đạt được mục tiêu đó.
- Hỗ trợ: Nguồn nhân lực, tài chính, chiến lược…
- Các hoạt động triển khai: Xây dựng dự án và chương trình triển khai quá trình đổi mới sáng tạo phù hợp.
- Đánh giá hiệu suất: Đánh giá hiệu suất của hệ thống quản lý đổi mới sáng tạo bằng các chỉ số đổi mới sáng tạo liên quan theo kế hoạch, mục tiêu.
- Cải tiến: Dựa trên hiệu suất của hệ thống, doanh nghiệp thực hiện cải tiến liên tục.
Bộ tiêu chuẩn ISO 56000 gồm 4 tiêu chuẩn:
ISO 56000: 2020: Quản lý đổi mới – Các nguyên tắc cơ bản và từ vựng
ISO 56002: 2019: Quản lý đổi mới – Hệ thống quản lý đổi mới – Hướng dẫn
ISO 56003: 2019: Quản lý đổi mới – Công cụ và phương pháp đối với quan hệ đối tác đổi mới sáng tạo
ISO / TR 56004: 2019: Đánh giá Quản lý Đổi mới – Hướng dẫn
Bộ tiêu chuẩn ISO 56000 mang lại những lợi ích to lớn cho việc phát triển doanh nghiệp như: Tăng doanh thu, lợi nhuận và khả năng cạnh tranh; tăng năng suất và hiệu quả sử dụng các nguồn lực; tăng sự hài lòng của người tiêu dùng, khách hàng, công dân và các lợi ích xã hội…
Áp dụng tiêu chuẩn ISO 56000 cho phép doanh nghiệp thực hiện hoạt động đổi mới sáng tạo, coi đổi mới sáng tạo là động lực phát triển, là phương tiện để thúc đẩy kinh doanh, nó như một bộ công cụ giúp doanh nghiệp hội nhập bắt kịp xu thế 4.0.
Bình Luận