84 tấn khoai lang đầu tiên xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc
Sáng 19/4, các doanh nghiệp xuất khẩu khoai lang ở Vĩnh Long đã khởi hành 3 container, mỗi container 28 tấn khoai lang xuất khẩu chính ngạch đầu tiên sang Trung Quốc.
Cơ hội thay đổi
Sáng 19/4, UBND tỉnh Vĩnh Long tổ chức “Lễ công bố xuất khẩu chuyến hàng khoai lang chính ngạch đầu tiên sang Trung Quốc” với thông điệp “Cùng nhau hợp tác cùng nhau phát triển”. Sau buổi lễ các doanh nghiệp khởi hành 3 chuyến hàng đầu tiên, mỗi xe 28 tấn khoai lang sang thị trường Trung Quốc.
Khoai lang là một trong những sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh Vĩnh Long nói chung, huyện Bình Tân nói riêng. Hàng năm diện tích trồng khoai lang của Vĩnh Long đạt từ 12.000 – 14.000 ha (khoảng 5.000 đến 6.000 ha diện tích đất canh tác), với năng suất bình quân đạt trên 30 tấn/ha/vụ, sản lượng đạt từ 380.000 – 400.000 tấn/năm.
Với mục tiêu không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa, mà còn xuất khẩu ra thị trường thế giới đầy tiềm năng. Thời gian qua, ngành NN-PTNT của tỉnh Vĩnh Long đã phối hợp với ban, ngành địa phương và bà con nông dân không ngừng tuyên truyền vận động nông dân cải tiến quy trình kỹ thuật canh tác, thu hoạch.
Bên cạnh đó, áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất, tạo ra sản phẩm đáp ứng yêu cầu khắt khe về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm và sức khỏe người tiêu dùng theo tiêu chuẩn quốc tế.
Đến nay, Vĩnh Long có 27 mã số vùng trồng và 3 cơ sở đóng gói khoai lang đã được cấp mã số xuất sang thị trường Trung Quốc. Nông dân trồng khoai lang nơi đây đã và đang thay đổi từ kiểu canh tác truyền thống sang ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, có ghi chép sổ tay nhật ký đồng ruộng và đảm bảo thời gian cách ly phân bón, thuốc bảo vệ thực vật nhằm đạt các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, giúp tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất, nâng cao thu nhập trên cùng đơn vị diện tích canh tác.
Thực hiện Nghị định thư quy định về kiểm dịch thực vật đối với khoai lang của nước ta xuất khẩu sang Trung Quốc là một trong những điều kiện để sản phẩm khoai lang của cả nước nói chung và của huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long nói riêng được xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc.
Theo ông Nguyễn Văn Liệt, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long, đây là cơ hội để tổ chức phát triển ngành hàng khoai lang của Việt Nam theo hướng hiện đại, chất lượng, an toàn, bền vững và liên kết chặt chẽ từ khâu sản xuất đến thị trường tiêu thụ. Từ đó, nâng cao hiệu quả và nâng tầm giá trị khoai lang của Việt Nam trên trường quốc tế.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long cũng cho rằng, đây cũng là thách thức không nhỏ cho người dân và doanh nghiệp Việt Nam và người sản xuất khoai lang tỉnh Vĩnh Long nói riêng. Bởi theo ông, các nội dung của Nghị định thư thực chất là các yêu cầu kỹ thuật buộc bên sản xuất, đóng gói và xuất khẩu phải tuân thủ và trải qua rất nhiều khâu kiểm tra của cơ quan chuyên môn hai nước.
Qua đó, đáp ứng được yêu cầu về kiểm soát sinh vật gây hại, an toàn vệ sinh thực phẩm, không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt mức cho phép. Đồng thời, thực hiện đúng quy cách về đóng gói, đảm bảo truy xuất nguồn gốc chính xác.
Thời gian tới, ông Nguyễn Văn Liệt đề nghị ngành NN-PTNT tiếp tục phối hợp với các đơn vị trực thuộc Bộ NN-PTNT, các doanh nghiệp và chính quyền địa phương đẩy mạnh việc xây dựng mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói, hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất, tăng cường tuyên truyền hướng dẫn nông dân thực hiện.
Bên cạnh đó, ông cũng đề nghị người sản xuất khoai lang tích cực tham gia xây dựng mã số vùng trồng, thực hiện chế độ canh tác theo quy trình hướng dẫn và phối hợp liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp từ khâu trồng, chăm sóc và tiêu thụ khoai lang.
Khoai lang có thể là cứu cánh để toàn ngành tăng tốc trở lại
Theo ông Lê Văn Thiệt, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, trong những năm gần đây, nhóm hàng nông lâm thủy sản ngày càng đóng vai trò quan trọng trong kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc. Dự báo trong thời gian tới, đây vẫn tiếp tục là thị trường xuất khẩu quan trọng của nông lâm thủy sản nước ta, đặc biệt là mặt hàng rau quả.
Đến nay, nước ta đã có 10 loại trái cây tươi được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc. Trong đó, 7 loại trái cây xuất khẩu truyền thống bao gồm: xoài, thanh long, nhãn, vải, dưa hấu, chôm chôm, mít và 3 loại đã hoàn thành ký kết Nghị định thư là măng cụt, sầu riêng và chuối.
Gần đây, phía bạn yêu cầu trong các cuộc họp kỹ thuật kiểm dịch thực vật giữa hai bên về việc chuẩn hóa các quy định bằng hình thức ký Nghị định thư về yêu cầu nhập khẩu 7 loại quả này và hiện tại hai bên đang trao đổi thông tin và đóng góp ý kiến các bản dự thảo để tiến tới thống nhất ký kết Nghị định thư.
Bên cạnh các mặt hàng trái cây tươi thì khoai lang là loại nông sản có tiềm năng rất lớn đối với thị trường Trung Quốc. Từ năm 2018, Bộ NN-PTNT đã xác định được thị trường Trung Quốc là một thị trường lớn có nhu cầu rất cao đối với khoai lang vì vậy đã giao cho Cục Bảo vệ thực vật thực hiện việc đàm phán với phía Trung Quốc để mở cửa cho khoai lang của Việt Nam.
Ngày 3/12/2018, Cục Bảo vệ thực vật chính thức gửi hồ sơ kỹ thuật cho phía Trung Quốc. Cục đã nhiều lần gửi thư mời Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) cử chuyên gia sang thực địa tại Việt Nam. Tuy nhiên do dịch bệnh Covid-19, phía bạn không cử được đoàn công tác sang Việt Nam.
Sau nhiều lần đàm phán, đến khoảng giữa tháng 11/2022, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã tiến hành kiểm tra online đối với 3 vùng trồng và 3 cơ sở đóng gói khoai lang của Việt Nam.
Ngay sau đó, Bộ NN-PTNT và Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã ký Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm khoai lang của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc vào ngày 9/11/2022. Điều này đồng nghĩa với mặt hàng khoai lang của Việt Nam đã chính thức được phép xuất khẩu chính ngạch sang thị trường tỷ dân.
Là cơ quan đầu mối về hướng dẫn thủ tục, kiểm dịch thực vật và đàm phán mở cửa thị trường nông sản, Cục Bảo vệ thực vật đã triển khai nhiều giải pháp tích cực, đồng bộ ngay sau khi Nghị định thư được ký.
Trước hết, Cục đã phối hợp Tổng cục Hải quan Trung Quốc cùng chuẩn bị một số điều kiện phục vụ cho công tác xuất khẩu, trong đó có nộp danh sách các hồ sơ về vùng trống, cơ sở đóng gói khoai lang để phía bạn xem xét. Đồng thời, Cục đã họp bàn và lên kế hoạch kiểm tra trực tuyến với những đơn vị đủ điều kiện, tiêu chuẩn xuất khẩu sắp tới.
Ngày 3/4/2023, Cục Bảo vệ thực vật nhận công hàm của Tổng cục Hải quan Trung Quốc thông báo về kết quả kiểm tra trực tuyến doanh nghiệp khoai lang Việt Nam xuất khẩu sang thị trường nước này. Theo đó, 70 vùng trồng và 13 cơ sở đóng gói khoai lang đã được cấp phép.
Cục Bảo vệ thực vật luôn đồng hành, hướng dẫn cơ quan chuyên môn tại địa phương trong việc tuyên truyền, phổ biến, tổ chức sản xuất khoai lang sao cho bài bản, bền vững. Đồng thời, đáp ứng về vệ sinh, an toàn thực phẩm như phía bạn yêu cầu. Trong đó, đặc biệt là không nhiễm các đối tượng sinh vật gây hại mà Trung Quốc quan tâm. Đây không phải nhiệm vụ một sớm một chiều mà cần được thực hiện liên tục, tránh những sơ suất không đáng, có thể dẫn đến hệ lụy cho cả ngành hàng.
Cơ hội thay đổi
Sáng 19/4, UBND tỉnh Vĩnh Long tổ chức “Lễ công bố xuất khẩu chuyến hàng khoai lang chính ngạch đầu tiên sang Trung Quốc” với thông điệp “Cùng nhau hợp tác cùng nhau phát triển”. Sau buổi lễ các doanh nghiệp khởi hành 3 chuyến hàng đầu tiên, mỗi xe 28 tấn khoai lang sang thị trường Trung Quốc.
Khoai lang là một trong những sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh Vĩnh Long nói chung, huyện Bình Tân nói riêng. Hàng năm diện tích trồng khoai lang của Vĩnh Long đạt từ 12.000 – 14.000 ha (khoảng 5.000 đến 6.000 ha diện tích đất canh tác), với năng suất bình quân đạt trên 30 tấn/ha/vụ, sản lượng đạt từ 380.000 – 400.000 tấn/năm.
Với mục tiêu không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa, mà còn xuất khẩu ra thị trường thế giới đầy tiềm năng. Thời gian qua, ngành NN-PTNT của tỉnh Vĩnh Long đã phối hợp với ban, ngành địa phương và bà con nông dân không ngừng tuyên truyền vận động nông dân cải tiến quy trình kỹ thuật canh tác, thu hoạch.
Bên cạnh đó, áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất, tạo ra sản phẩm đáp ứng yêu cầu khắt khe về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm và sức khỏe người tiêu dùng theo tiêu chuẩn quốc tế.
Đến nay, Vĩnh Long có 27 mã số vùng trồng và 3 cơ sở đóng gói khoai lang đã được cấp mã số xuất sang thị trường Trung Quốc. Nông dân trồng khoai lang nơi đây đã và đang thay đổi từ kiểu canh tác truyền thống sang ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, có ghi chép sổ tay nhật ký đồng ruộng và đảm bảo thời gian cách ly phân bón, thuốc bảo vệ thực vật nhằm đạt các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, giúp tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất, nâng cao thu nhập trên cùng đơn vị diện tích canh tác.
Thực hiện Nghị định thư quy định về kiểm dịch thực vật đối với khoai lang của nước ta xuất khẩu sang Trung Quốc là một trong những điều kiện để sản phẩm khoai lang của cả nước nói chung và của huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long nói riêng được xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc.
Theo ông Nguyễn Văn Liệt, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long, đây là cơ hội để tổ chức phát triển ngành hàng khoai lang của Việt Nam theo hướng hiện đại, chất lượng, an toàn, bền vững và liên kết chặt chẽ từ khâu sản xuất đến thị trường tiêu thụ. Từ đó, nâng cao hiệu quả và nâng tầm giá trị khoai lang của Việt Nam trên trường quốc tế.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long cũng cho rằng, đây cũng là thách thức không nhỏ cho người dân và doanh nghiệp Việt Nam và người sản xuất khoai lang tỉnh Vĩnh Long nói riêng. Bởi theo ông, các nội dung của Nghị định thư thực chất là các yêu cầu kỹ thuật buộc bên sản xuất, đóng gói và xuất khẩu phải tuân thủ và trải qua rất nhiều khâu kiểm tra của cơ quan chuyên môn hai nước.
Qua đó, đáp ứng được yêu cầu về kiểm soát sinh vật gây hại, an toàn vệ sinh thực phẩm, không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt mức cho phép. Đồng thời, thực hiện đúng quy cách về đóng gói, đảm bảo truy xuất nguồn gốc chính xác.
Thời gian tới, ông Nguyễn Văn Liệt đề nghị ngành NN-PTNT tiếp tục phối hợp với các đơn vị trực thuộc Bộ NN-PTNT, các doanh nghiệp và chính quyền địa phương đẩy mạnh việc xây dựng mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói, hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất, tăng cường tuyên truyền hướng dẫn nông dân thực hiện.
Bên cạnh đó, ông cũng đề nghị người sản xuất khoai lang tích cực tham gia xây dựng mã số vùng trồng, thực hiện chế độ canh tác theo quy trình hướng dẫn và phối hợp liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp từ khâu trồng, chăm sóc và tiêu thụ khoai lang.
Khoai lang có thể là cứu cánh để toàn ngành tăng tốc trở lại
Theo ông Lê Văn Thiệt, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, trong những năm gần đây, nhóm hàng nông lâm thủy sản ngày càng đóng vai trò quan trọng trong kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc. Dự báo trong thời gian tới, đây vẫn tiếp tục là thị trường xuất khẩu quan trọng của nông lâm thủy sản nước ta, đặc biệt là mặt hàng rau quả.
Đến nay, nước ta đã có 10 loại trái cây tươi được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc. Trong đó, 7 loại trái cây xuất khẩu truyền thống bao gồm: xoài, thanh long, nhãn, vải, dưa hấu, chôm chôm, mít và 3 loại đã hoàn thành ký kết Nghị định thư là măng cụt, sầu riêng và chuối.
Gần đây, phía bạn yêu cầu trong các cuộc họp kỹ thuật kiểm dịch thực vật giữa hai bên về việc chuẩn hóa các quy định bằng hình thức ký Nghị định thư về yêu cầu nhập khẩu 7 loại quả này và hiện tại hai bên đang trao đổi thông tin và đóng góp ý kiến các bản dự thảo để tiến tới thống nhất ký kết Nghị định thư.
Bên cạnh các mặt hàng trái cây tươi thì khoai lang là loại nông sản có tiềm năng rất lớn đối với thị trường Trung Quốc. Từ năm 2018, Bộ NN-PTNT đã xác định được thị trường Trung Quốc là một thị trường lớn có nhu cầu rất cao đối với khoai lang vì vậy đã giao cho Cục Bảo vệ thực vật thực hiện việc đàm phán với phía Trung Quốc để mở cửa cho khoai lang của Việt Nam.
Ngày 3/12/2018, Cục Bảo vệ thực vật chính thức gửi hồ sơ kỹ thuật cho phía Trung Quốc. Cục đã nhiều lần gửi thư mời Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) cử chuyên gia sang thực địa tại Việt Nam. Tuy nhiên do dịch bệnh Covid-19, phía bạn không cử được đoàn công tác sang Việt Nam.
Sau nhiều lần đàm phán, đến khoảng giữa tháng 11/2022, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã tiến hành kiểm tra online đối với 3 vùng trồng và 3 cơ sở đóng gói khoai lang của Việt Nam.
Ngay sau đó, Bộ NN-PTNT và Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã ký Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm khoai lang của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc vào ngày 9/11/2022. Điều này đồng nghĩa với mặt hàng khoai lang của Việt Nam đã chính thức được phép xuất khẩu chính ngạch sang thị trường tỷ dân.
Là cơ quan đầu mối về hướng dẫn thủ tục, kiểm dịch thực vật và đàm phán mở cửa thị trường nông sản, Cục Bảo vệ thực vật đã triển khai nhiều giải pháp tích cực, đồng bộ ngay sau khi Nghị định thư được ký.
Trước hết, Cục đã phối hợp Tổng cục Hải quan Trung Quốc cùng chuẩn bị một số điều kiện phục vụ cho công tác xuất khẩu, trong đó có nộp danh sách các hồ sơ về vùng trống, cơ sở đóng gói khoai lang để phía bạn xem xét. Đồng thời, Cục đã họp bàn và lên kế hoạch kiểm tra trực tuyến với những đơn vị đủ điều kiện, tiêu chuẩn xuất khẩu sắp tới.
Ngày 3/4/2023, Cục Bảo vệ thực vật nhận công hàm của Tổng cục Hải quan Trung Quốc thông báo về kết quả kiểm tra trực tuyến doanh nghiệp khoai lang Việt Nam xuất khẩu sang thị trường nước này. Theo đó, 70 vùng trồng và 13 cơ sở đóng gói khoai lang đã được cấp phép.
Cục Bảo vệ thực vật luôn đồng hành, hướng dẫn cơ quan chuyên môn tại địa phương trong việc tuyên truyền, phổ biến, tổ chức sản xuất khoai lang sao cho bài bản, bền vững. Đồng thời, đáp ứng về vệ sinh, an toàn thực phẩm như phía bạn yêu cầu. Trong đó, đặc biệt là không nhiễm các đối tượng sinh vật gây hại mà Trung Quốc quan tâm. Đây không phải nhiệm vụ một sớm một chiều mà cần được thực hiện liên tục, tránh những sơ suất không đáng, có thể dẫn đến hệ lụy cho cả ngành hàng.
Minh Đảm – Hồ Thảo
Bình Luận