EU sắp đánh thuế carbon: Doanh nghiệp Việt Nam cần chuẩn bị gì?
Từ năm 2023, việc Liên minh châu Âu (EU) áp dụng tính thuế carbon đối với hàng hóa nhập khẩu với phạm vi rộng sẽ gây những khó khăn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam. Những mặt hàng chịu tác động mạnh
Ngày 11-3-2021, Nghị viện EU đã bỏ phiếu thông qua Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM), theo đó sẽ đánh thuế đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia không có cơ chế định giá carbon. Sau đó ngày 14-7, Ủy ban Châu Âu đã trình bày đề xuất lập pháp về CBAM. Theo đề xuất, các nhà nhập khẩu sẽ phải báo cáo lượng khí thải có trong hàng hóa nhập khẩu của họ mà không phải trả một khoản điều chỉnh phí nào trong giai đoạn chuyển tiếp từ năm 2023 đến hết năm 2025. Điều này sẽ tạo điều kiện và thời gian cho hệ thống cuối cùng được áp dụng vào năm 2026.
Cơ chế này của EU ban đầu sẽ áp dụng đối với nhập khẩu hàng hóa gồm: xi măng, sắt và thép, nhôm, phân bón và điện. Đây là những ngành, lĩnh vực có nguy cơ rò rỉ và có lượng khí khải carbon cao, chiếm 94% lượng khí thải công nghiệp của EU.
Ngoài mục tiêu giảm thiểu khí thải carbon trên toàn cầu, việc EU dự định áp thuế biên giới carbon là do các quốc gia xuất khẩu hàng hóa vào EU trực tiếp dẫn đến việc biến đổi khí hậu.
CBAM sẽ áp dụng đối với việc phát trải trực tiếp khí CO2 ra môi trường trong quá trình sản xuất các sản phẩm trên. Vào cuối giai đoạn chuyển đổi của cơ chế, tức năm 2025, Ủy ban Châu Âu sẽ đánh giá CBAM đang hoạt động như thế nào và có thể mở rộng phạm vi hoạt động của mình sang nhiều sản phẩm và dịch vụ hơn, bao gồm cả chuỗi giá trị và có thể bao gồm “phát thải gián tiếp” (ví dụ như khí thải carbon từ việc sử dụng điện để sản xuất hàng hóa). Với CBAM, một số quốc gia sẽ bị ảnh hưởng bởi cơ chế này thông qua xuất khẩu. Việt Nam dù không nằm trong danh sách top 5 quốc gia xuất khẩu nhiều nhất các mặt hàng trong một số lĩnh vực bị xem xét của EU, nhưng EU đang là một trong những thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam.
Do vậy, trong tương lai, các doanh nghiệp sản xuất trong các ngành có nguy cơ cao như thép, nhôm, lọc dầu, xi măng, giấy, thủy tinh, phân bón, năng lượng… của Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường EU sẽ gặp nhiều khó khăn.
Những khuyến cáo cho doanh nghiệp
Trước vấn đề này, Bộ Công Thương đã đưa ra khuyến cáo các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu trong nước cần có phương án giảm thiểu lượng carbon trong quá trình sản xuất để không vượt quá ngưỡng tiêu chuẩn của EU.
Được biết, để đảm bảo tính cạnh tranh công bằng, các sản phẩm nhập khẩu sẽ phải mua giấy phép ô nhiễm từ Hệ thống thương mại khí thải của EU (ETS) căn cứ vào lượng khí thải carbon trong quá trình sản xuất.
Các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu có thể mua chứng nhận CBAM từ cơ quan có thẩm quyền được chỉ định ở nước sở tại thuộc thành viên liên minh EU. Mức giá của chứng nhận này được căn cứ vào giá trung bình theo tuần của giá phát thải EU ETS. Hiện nay, giá bán chứng nhận CBAM đang ở mức 80 EUR/1 tấn carbon.
Bên cạnh đó, nhà nhập khẩu bất kỳ sản phẩm và mua chứng chỉ CBAM nào sẽ cần ủy quyền đặc biệt (người khai báo được ủy quyền), có thể được áp dụng cho các nhà nhập khẩu thuộc EU hoặc đại diện của mình để thay mặt cho một hoặc nhiều nhà nhập khẩu. Cụ thể, nhà xuất khẩu sang thị trường EU phải chỉ định một đại diện tại một quốc gia của EU được ủy quyền giao dịch và giải quyết các vấn đề về thương mại.
Ngoài mục tiêu giảm thiểu khí thải carbon trên toàn cầu, việc EU dự định áp thuế biên giới carbon là do các quốc gia xuất khẩu hàng hóa vào EU trực tiếp dẫn đến việc biến đổi khí hậu hiện nay nhưng chưa có chính sách đủ để giảm thiểu khí thải carbon và các hàng hóa xuất khẩu của nước này cũng chưa chịu mức thuế carbon công bằng như hàng hóa nội địa của EU.
Đối với những quốc gia xuất khẩu hàng hóa vào EU mà có những chính sách mạnh mẽ nhằm giảm thiểu khí thải carbon sẽ được miễn trừ thuế biên giới carbon.
Cơ chế sẽ có hiệu lực vào ngày 1-1-2023 với thời gian chuyển đổi là 3 năm. Trong giai đoạn chuyển tiếp này, các nhà nhập khẩu sẽ phải báo cáo lượng khí thải có trong hàng hóa nhập khẩu của họ mà không phải trả một khoản điều chỉnh phí nào.
Bắt đầu từ ngày 1-1-2026, nhà nhập khẩu sẽ phải mua 1 chứng chỉ CBAM cho mỗi tấn Carbon Dioxide tương đương có trong sản phẩm nhập khẩu vào EU.
Các doanh nghiệp vi phạm các quy định của cơ chế CBAM sẽ bị xử phạt tương tự như trong hệ thống ETS của EU. Hiện nay, Nga là nhà cung cấp lớn nhất các sản phẩm thuộc phạm vi điều chỉnh của CBAM, tiếp theo là Anh và Trung Quốc.
Ngày 7-1-2022, Văn phòng Chính phủ ban hành Nghị định số 06/2022/ND-CP về “Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ôzôn” nhằm giảm khoảng 564 triệu tấn CO2 vào năm 2030. Nghị định này đòi hỏi các doanh nghiệp xuất khẩu chuyển đổi công nghệ để giảm thải khí carbon trong quá trình sản xuất. Từ đó, hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam vào EU sẽ chịu mức thuế biên giới carbon thấp hơn hoặc không bị áp dụng thuế biên giới carbon khi các tiêu chuẩn về xả thải carbon trong quá trình sản xuất tuân theo tiêu chuẩn của EU. |
Lưu Thủy
Bình Luận