20-07-2222 . bởi Phạm Tâm

Tiêu chuẩn chống tĩnh điện ANSI/ESD S20.20, tiêu chuẩn được sử dụng thường xuyên nhất trên thế giới.

ANSI/ESD S20.20 là tiêu chuẩn được ban hành về tĩnh điện, là tiêu chuẩn đa ngành để phát triển các chương trình kiểm soát ESD (Tĩnh điện) nhằm bảo vệ các bộ phận lắp ráp và thiết bị điện tử nhạy cảm khỏi các thiệt hại gây ra bởi sự phóng tĩnh điện. Các thiệt hại từ ESD có thể là chi phí, thời gian sử dụng, chất lượng sản phẩm và có thể là đánh đổi cả thương hiệu sản xuất. 

Tiêu chuẩn ANSI/ESD S20.20 hướng dẫn và sử dụng các phương pháp kiểm soát ESD, bảo vệ các thiết bị điện tử xuống tới 100V hoặc thấp hơn. 

Một số tiêu chuẩn ANSI/ESD cơ bản:

  • ANSI/ESD S1.1-2013 Vòng đeo tay-Wrist Straps
  • ANSI/ESD STM2.1-2013 Quần áo
  • ANSI/ESD SP3.3-2016 Thực hành đánh giá tuân thủ đối với Ionizer
  • ANSI/ESD SP3.4-2016 Thực hành đánh giá tuân thủ đối với Ionizer – kích thước nhỏ
  • ANSI/ESD STM4.1-2017 Kiểm tra điện trở bề mặt
  • ANSI/ESD STM4.2-2012 Kiểm tra khu vực làm việc
  • ANSI/ESD S6.1-2014 Nối đất
  • ANSI/ESD STM7.1-2013 Kiểm tra sàn
  • ANSI/ESD S11.4-2012 Túi chống tĩnh điện
  • ANSI/ESD S13.1-2015 Kiểm tra điện trở và điện áp rò rỉ đối với mỏ hàn
  • ANSI/ESD SP15.1-2011 Kiểm tra điện trở nội tại đối với găng tay và bao ngón
  • ANSI/ESD S20.20-2014 English Chương trình kiểm soát chống tĩnh điện S20.20
  • ESD ADV53.1-1995 Tư vấn đối với xây dựng khu vực làm việc đảm bảo ESD
  • ANSI/ESD STM97.1-2015 Kiểm tra điện trở kết nối giữa người và sàn
  • ANSI/ESD STM97.2-2016 Kiểm tra điện áp phát sinh giữa người và sàn
  • ANSI/ESD S541-2008 Tiêu chuẩn đánh giá đối với vật liệu đóng gói chống tĩnh điện
Lợi ích khi áp dụng tiêu chuẩn ANSI/ESD S20.20

Hiện tượng xả tĩnh điện trong sản xuất, chế tạo rất dễ gây ra hư hỏng hoặc lỗi đặc biệt là với các thành phẩm, thiết bị điện tử. Việc áp dụng tiêu chuẩn ANSI/ESD S20.20 sẽ giảm thiểu được các rủi ro về phóng tĩnh điện và còn nhiều lợi ích khác như: 

  • Giúp tăng cường nhận thức về ESD trong nội bộ cũng như đối với khách hàng, đối tác.
  • Cải thiện hiệu suất quá trình tổng thể, kiểm soát chất lượng sản phẩm tốt hơn.
  • Giảm tỷ lệ sai lỗi, giảm chi phí khắc phục do lỗi và giảm chi phí sản xuất lại (Đối với một số sản phẩm).
  • Cung cấp chứng nhận cho các đối tác và khách hàng của doanh nghiệp, tăng độ uy tín.
  • Tạo lợi thế khi cạnh tranh, tăng thị phần của thị trường vì việc kiểm soát ESD là quan trọng và xu hướng cần thiết trong tương lai. 
  • Tăng khả năng gia công toàn cầu, mở rộng cơ hội với doanh nghiệp trong nước. 
  • Dễ dàng phát triển sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng, dựa theo tiêu chuẩn ANSI/ESD S20.20
  • Thời gian sản xuất, giao hàng nhanh chóng hơn. 

Các thiết bị trong phòng sạch chống tĩnh điện bao gồm:

  • Thiết bị chống tĩnh điện: ghế chống tĩnh điện nhựa PVC; dụng cụ đựng sản phẩm chống tĩnh điện như kệ, khay, hộp dụng cụ, băng dính chịu nhiệt…; những vật dụng hỗ trợ như khăn giấy, bút bi, giấy dính bụi, khăn lau phòng sạch…; những thiết bị bảo hộ nhân viên như màn che chống tĩnh điện, thảm chống tĩnh điện…
  • Thiết bị khử tĩnh điện: dạng quạt, dạng thanh, dạng cầm tay.

Tất cả các thiết bị được sử dụng công nghệ HDC-AC (Hybrid Digital Control – AC) có tác dụng loại bỏ tĩnh điện lên tới 90%. Hoạt động trên cơ chế sử dụng dòng điện với tần số cao để ion hóa không khí bổ sung vào sự thiếu hụt các ion âm và dương trong các thiết bị. Trong quá trình hoạt động, những thiết bị trên phải hạn chế tạo ra tĩnh điện khi cọ xát hay tiếp xúc với các vật dụng khác. Chúng tạo môi trường để những tĩnh điện sinh ra có thể được truyền đi và làm cân bằng các ion trong dải truyền dẫn tĩnh điện.

–       Tiêu chuẩn quần áo phòng sạch chống tĩnh điện

Quần áo trong phòng sạch yêu cầu theo tiêu chuẩn là không được thải ra các hạt bụi, sợi làm ô nhiễm môi trường, tác động xấu tới chức năng phòng sạch

Vải để làm quần áo trong phòng sạch chống tĩnh điện có thành phần chủ yếu là polyeste, khoảng cách giữa các sợi carbon là 5mm. Sợi carbon là yếu tố chính giúp quần áo chống tĩnh điện, mật độ càng dày thì khả năng chống tĩnh điện càng cao.

Bên cạnh đó, chất liệu vải quần áo cũng cần phải mềm mại, thoáng mát, không gây bí nóng cho người mặc, quần áo cần phải ôm sát người, không gây vướng víu cho người mặc giúp hiệu quả công việc cao hơn.

–       Tiêu chuẩn giày phòng sạch chống tĩnh điện

Giày phòng sạch chống tĩnh điện được làm từ chất liệu da, chất liệu tản điện PVC hoặc chất liệu tạo mềm xốp PU dùng để làm thành đế giày. Đi kèm theo đó, đế giày và mũi giày được hình thành một thể, sau đó tiến hành gia cố đường trên.

Giày phòng sạch chống tĩnh điện có điện trở từ 0,1 đến 1000 MegaOhm (Mῼ), được đo theo tiêu chuẩn EN 20344:2011 5 10. Những đôi giày này có thể được sử dụng trong nhiều môi trường làm việc khác nhau.

Để xác định nhiệt độ và độ ẩm trong giày, giày được kiểm tra theo các lớp khác nhau 1, 2 và 3 theo tiêu chuẩn BS EN 61340-4-3:2002. Nhiệt độ và độ ẩm trong giày có ảnh hưởng lớn đến sức kháng điện của giày. Đối với lớp 3, việc kiểm tra được thực hiện bằng cách sử dụng nhiệt độ và độ ẩm của phòng tiêu chuẩn. Lớp 1 là lớp có nhiệt độ cao nhất và độ ẩm thấp nhất. Khi giày thỏa mãn tiêu chí loại 1 (điện trở giữa 0,1 và 100 Mῼ), chúng bảo đảm giày có điện trở thấp nhất.

–       Tiêu chuẩn găng tay phòng sạch chống tĩnh điện

Găng tay trong phòng sạch chống tĩnh điện được sản xuất với chất liệu chính được biết đến là sợi vải dệt kim. Chúng được dệt kết hợp với các sợi carbon. Các sợi carbon sở hữu chống tĩnh điện cao. Mật độ càng dày thì khả năng chống tĩnh điện càng cao.

Ngày nay, để đảm bảo an toàn và hiệu quả công việc cao, các thiết bị trong phòng sạch đều được sản xuất chống tĩnh điện. Bên cạnh đó, phòng sạch cũng được thiết kế chống tĩnh điện hiệu quả cao.

Minh Quân – BSAS

Bình Luận