16-12-2121 . bởi Phạm Tâm

NÔNG SẢN VIỆT KHÔNG TIÊU CHUẨN SẼ KHÔNG XUẤT KHẨU ĐƯỢC DÙ LÀ THỊ TRƯỜNG DỄ TÍNH

TTO – Từ 1-1-2022, Trung Quốc sẽ tiếp tục siết chặt điều kiện nhập khẩu nông sản và nhiều biện pháp quản lý an toàn thực phẩm nhập khẩu sẽ được thực thi.

Tại diễn đàn chia sẻ thông tin thích ứng với quy định mới trong xuất khẩu nông sản, thực phẩm vào Trung Quốc do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức sáng 6-11, ông Ngô Xuân Nam – phó giám đốc Văn phòng Thông báo điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (Văn phòng SPS Việt Nam) – cho biết trong 3 năm gần đây, xuất khẩu nông sản Việt Nam vào Trung Quốc có xu hướng chững lại, một số mặt hàng trái cây, thủy sản sụt giảm đáng kể trong 2 năm qua do ảnh hưởng dịch COVID-19.

Đáng lưu ý có thông báo GB 2763-2021 về việc thay đổi mức dư lượng, Trung Quốc quy định 10.092 mức giới hạn dư lượng tối đa với 564 loại thuốc bảo vệ thực phẩm, trong danh mục 376 thực phẩm. Đồng thời, Trung Quốc cũng thiết lập 1.742 giới hạn dư lượng cho 87 loại thuốc bảo vệ thực vật chưa được đăng ký sử dụng tại Trung Quốc.

Do đó, để đáp ứng với các yêu cầu, quy định ngày càng khắc khe thì nhà nông ta hay các doanh nghiệp chế biến cần làm gì? Và để trả lời, mới đây, Hội DN HVNCLC đã ký hợp tác với Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn II về việc tài trợ đào tạo, tư vấn cho nông dân, các HTX, doanh nghiệp chế biến nông sản… để xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn và để tăng cơ hội tiếp cận xuất khẩu.

Được Tiến sỹ Nguyễn Trung Đông, Hiệu trưởng Trường cho biết, việc đa số nông dân và các HTX cũng như nhiều doanh nghiệp nông nghiệp tiếp cận và áp dụng tiêu chuẩn phù hợp yêu cầu để xuất khẩu là còn rất ít và rất chậm. Hội DN HVNCLC tài trợ chương trình và thực hiện đào tạo, tư vấn cho nông dân, các HTX, doanh nghiệp nông sản… xây dựng các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn thực phẩm là rất có ý nghĩa; các tiêu chuẩn như HACCP, localg.a.p., organic hay các tiêu chuẩn quốc tế ISO sẽ là nền móng cho nông dân nhận thức được yêu cầu về ATTP và yêu cầu của khách hàng cũng như xu thế của thị trường thế giới; từ đây, nông dân và những người làm nông nghiệp nói chung sẽ phải đi vào khuôn khổ của tiêu chuẩn thì mới hội nhập được với thế giới, nhất là hiểu được việc, khi áp dụng tiêu chuẩn thì mới nâng tầm giá trị của nông sản mình làm ra.
Mặc khác, nói đi thì nói lại, khi nông dân áp dụng tiêu chuẩn vào sản xuất thì sẽ vất vả hơn là cứ sản xuất tự phát như trước, nhưng cũng chưa hẳn là sẽ dễ được bán giá cao hay dễ dàng xuất khẩu được, vì áp dụng tiêu chuẩn chỉ mới là nền móng ban đầu để có cơ hội tiếp cận với khách hàng và thị trường. Do đó, để nông dân, HTX,… áp dụng tiêu chuẩn và duy trì thì rất cần sự kết nối của nhiều nhà liên quan nữa; như, Nhà nước cần hỗ trợ về mặt chính sách cũng như tuyên truyền sâu rộng về lâu về dài để nhà nông mới thấm và theo; song song đó thì nhà doanh nghiệp hợp tác kinh doanh nông sản cũng phải áp dụng tiêu chuẩn cho mình để song hành cùng với nhà nông và HTX; và rồi nhà xúc tiến thương mại cũng cần liên kết để hỗ trợ nhà nông về đầu ra, từ đó nhà nông mới có định hướng cho cây trồng vật nuôi thích hợp để đáp ứng hài hòa giữa nhu cầu và nguồn cung; nhà trường, nhà tư vấn cần hỗ trợ công tác đào tạo, cầm tay chỉ việc để nhà nông, nhà doanh nghiệp nhận thức và áp dụng tiêu chuẩn, nhất là hiểu và áp dụng những tiêu chuẩn nào thích hợp với yêu cầu của khách hàng và thực tế nội lực của mình. Doanh nghiệp, HTX,… đã áp dụng tiêu chuẩn rồi cũng cần biết con đường tiếp cận và xâm nhập thị trường là đường dài, cần phải kiên nhẫn, duy trì, thậm chí ngoài tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, chất lượng đương nhiên là phải có, tổ chức đó còn phải xây dựng và áp dụng thêm nhiều tiêu chuẩn khác nữa như về bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội, tiêu chuẩn xanh, sinh thái, hay như tiêu chuẩn chăn nuôi có đạo đức,…

Theo kinh nghiệm, tôi thấy việc đào tạo, huấn luyện nông dân, HTX,… cần phải kiên trì và thực hiện tái đào tạo cộng với hệ thống thông tin tuyên truyền thường xuyên để mọi người trong hệ thống sản xuất nông nghiệp mình thấu hiểu việc phải áp dụng tiêu chuẩn, đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm… là tất yếu, thì mới nâng cao giá trị gia tăng cho nông sản của mình, đấy mới là hiệu quả thực chứ không phải là số lượng. Như hiện nay! Buồn khi thấy còn có những trường hợp nông dân, HTX,… doanh nghiệp chế biến vẫn chưa áp dụng tiêu chuẩn, sử dụng nhiều hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón vô cơ và cả những hóa chất có hại hay bị cấm sử dụng vì lợi ích trước mắt… và cũng có nông dân hay HTX,… sau khi đã áp dụng tiêu chuẩn rồi nhưng thấy lợi nhuận bị giảm sút, chi phí thì tăng, bị nhà đánh giá “oánh” đủ thứ, lại nhìn sang ông hàng xóm thấy ổng tàng tàng lại thu lợi hơn mình, thế là… nhà nông ta lại quay về lối sản xuất cũ.

Được Hội DN HVNCLC hỗ trợ chương trình đào tạo, tư vấn giúp nông dân, HTX, doanh nghiệp chế biến nông sản… xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm HACCP hay localg.a.p. cho các nông trại, sẽ tạo thêm cơ hội cho nông sản Việt đến gần hơn với các nhà mua hàng quốc tế.

Bình Luận