06-09-2121 . bởi Phạm Tâm

MÔ HÌNH PHỐI HỢP NHÀ NƯỚC VÀ DOANH NGHIỆP- DOANH NGHIỆP LÀM GÌ ĐỂ PHÒNG CHỐNG DICH COVID & TỔ CHỨC SXKD PHỤC HỒI KINH TẾ

1. Quan điểm phòng, chống dịch Covid 19 và tổ chức sản xuất an toàn đảm

bảo đời sống NLĐ, chống đứt gãy chuỗi cung ứng.

❖ Sống chung với dịch

Trước diễn biến, tình hình dịch bệnh tại các nước trên thế giới và tại Việt Nam,

ngay cả các nước phát triển có điều kiện, tiềm lực kinh tế lớn vẫn bị động và quá

tải về hệ thống y tế, chúng ta nhận thức rõ mức độ phức tạp, khốc liệt và khó

lường của dịch bệnh Covid-19. Đây là cuộc chiến kéo dài, không thể khống chế

tuyệt đối trong một thời gian ngắn mà cần phải có chiến lược lâu dài để thích ứng, kiểm soát và sống chung với dịch.

❖ Chống dịch gắn với sản xuất kinh doanh an toàn

Đi đôi với mục tiêu chống dịch là mục tiêu phục hồi và duy trì sản xuất kinh

doanh an toàn để đảm bảo nguồn lực kinh tế và an sinh xã hội trong suốt cuộc

chiến lâu dài với dịch bệnh. Đồng thời giữ nhịp hoạt động để từng bước phục hồi  & tăng trưởng sau dịch ở cả thị trường nội địa và xuất khẩu, duy trì được vị trí của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

❖ Phòng, chống dịch đi từ nền tảng gia đình, cộng đồng, doanh nghiệp &

xã hội.

Mỗi cá nhân, gia đình, doanh nghiệp là một mắt xích quan trọng của xã hội

trong cuộc chiến chống dịch covid -19. Nâng cao ý thức và vai trò của mỗi cá nhân trong việc phòng chống dịch, giữ vùng xanh từ phạm vi gia đình, đến cộng đồng, doanh nghiệp và xã hội.

2. Vai trò phối hợp giữa nhà nước và doanh nghiệp trong phòng chống dịch & phục hồi kinh tế

2.1 Về vấn đề Vắc xin

Vai trò của nhà nước:

– Có trách nhiệm quản lý và phân bổ vắc xin theo số lượng định mức cho

từng địa phương hoặc đơn vị đầu mối được chỉ định.

– Có sự phân cấp cụ thể các đơn vị đầu mối để quản lý từng nhóm đối

tượng doanh nghiệp trong việc tiếp nhận nhu cầu, phân bổ, phối hợp tổ

chức dịch vụ tiêm nhanh chóng và hiệu quả.

Vai trò của doanh nghiệp: Đăng ký nhu cầu tiêm vắc xin cho người lao động

với các đơn vị đầu mối. Chủ động phối hợp, tổ chức và triển khai dịch vụ tiêm với

các cơ sở y tế được cấp phép.

2.2 Về việc quản lý y tế & sản xuất an toàn

Vai trò của nhà nước:

– Ban hành các quy định, tiêu chuẩn, quy trình quản lý y tế an toàn, khung

hướng dẫn về sản xuất an toàn.

– Thực hiệu theo dõi, giám sát và đảm bảo tính tuân thủ của các tổ chức và

cá nhân về việc thực hiện y tế và sản xuất an toàn.

Vai trò của doanh nghiệp:

– Tổ chức mô hình sản xuất an toàn và phối hợp với các cơ quan quản lý

trong để duyệt phương án, triển khai, giám sát.

– Doanh nghiệp chủ động xây dựng mô hình y tế tại chỗ chủ động xét

nghiệm định kỳ, cách ly chăm sóc F0, truy vết sàng lọc các trường hợp nghi

nhiễm, F1.

2.3 Về việc lưu thông

Vai trò của nhà nước: Cấp mã QR nhận diện, hộ chiếu vắc xin cho người lao

động. Đối với lưu thông hàng hóa, cấp QR cho vận tải cho thành phẩm, bán thành

phẩm, nguyên vật liệu đảm bảo quá trình nhất quán và thông suốt trong di chuyển

nội tỉnh và liên tỉnh.

Vai trò của doanh nghiệp: Quản lý cung đường lưu thông hàng hóa, nguyên

vật liệu; Quản lý phương tiện, cung đường di chuyển của người lao động.

2.4 Về việc hỗ trơ an sinh công nhân

Vai trò của nhà nước:

– Đưa ra các gói cứu trợ cho doanh nghiệp và người lao động từ nguồn

ngân sách nhà nước.

– Kiến nghị và chỉ đạo các bên liên quan trích các gói cứu trợ từ quỹ bảo

hiểm xã hội, phí công đoàn để trợ cấp cho người lao động tại các doanh

nghiệp trong khu vực chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

Vai trò của doanh nghiệp: là đầu mối tiếp nhận và thực hiện chi trả nguồn

phụ cấp cho người lao động đang làm việc trong giai đoạn dịch bệnh, trợ cấp

cho những người lao động bị mất việc do dịch bệnh bằng các các gói/chương

trình hỗ trợ an sinh của nhà nước, các quỹ BHXH, công đoàn được phê

duyệt.

2.5 Về việc hỗ trợ tài chính

Vai trò của nhà nước

– Đưa ra các các gói hỗ trợ tài chính, chính sách tài khóa để ngân hàng thương mại khoanh nợ, giảm lãi suất cho các doanh nghiệp.

– Miễn giảm nghĩa vụ thuế, phí cho các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của dịch bệnh.

Vai trò của doanh nghiệp:

– Phối hợp với các ngân hàng thương mại đăng ký gia hạn nợ, giảm lãi suất đối

theo các chương trình hỗ trợ tài chính.

– Đăng ký các chương trình miễn giảm thuế phí theo chính sách ban hành.

Đặc biệt, cần thiết phải có sự phối hợp chặt chẽ trong thông tin truyền thông.

Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc kết nối trao đổi thông tin chặt chẽ, thông suốt giữa cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp.

 Các chích sách do cơ quan nhà nước ban hành  được truyền tải đến doanh nghiệp một cách nhanh chóng và nhất quán trong triển khai. Ngược lại thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh, những phản hồi từ doanh nghiệp                   được các cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, giải đáp và hỗ trợ kịp thời.

3. Mô hình SXKD an toàn trong phòng chống dịch & đối tượng doanh nghiệp

Mô hình sản xuất kinh doanh an toàn trong phòng chống dịch dựa theo 3 trụ cột chính:                         

An toàn vận hành – An sinh lao động – An tâm y tế.

An toàn trong vận hành: tuân thủ quy định 5K, ứng dụng các phương pháp

PCDA theo ISO 45005 để tự chủ động xây dựng phương án vận hành cho

riêng mình theo điều kiện thực tế.

An sinh lao động: Chăm lo sức khỏe tinh thần, vật chất, y tế cho người lao

động và cả gia đình; Phụ cấp cho người lao động tình nguyên tham gia 3T;

Trợ cấp tối thiểu cho người lao động phải tạm ngừng việc, nghỉ việc.

An tâm y tế: Doanh nghiệp nắm vai trò tự chủ trong việc sàng lọc y tế, tổ

chức y tế tại chỗ; Tủy theo quy mô và nguồn lực của doanh nghiệp, có thể

tính toán đến việc hợp tác triển khai trung tâm chăm sóc y tế cho nhóm,

cụm doanh nghiệp.

Đối tượng doanh nghiệp áp dụng mô hình sản xuất an toàn

Để đảm bảo chuỗi cung ứng xuyên suốt không bị đứt gãy phục vụ cho việc

sản xuất liên tục trong cuộc chiến lâu dài với dịch bệnh, các mô hình tổ chức

sản xuất kinh doanh an toàn phải được áp dụng linh hoạt và đồng bộ cho các

tất cả loại hình doanh nghiệp bao gồm: sản xuất, thương mại (cung ứng nguyên

vật liệu, vật tư, phụ kiện phục vụ sản xuất), dịch vụ (vận tải, logistic, ngân hàng,

bảo hiểm…), bán lẻ, phân phối…

Mỗi đặc thù loại hình sẽ có mức độ áp dụng và bố trí phương án hoạt động

an toàn khác nhau dựa trên các yếu tố chủ quan của doanh nghiệp và tác động

bên ngoài từ thị trường, diễn biến dịch bệnh, các quy định của các cơ quan

quản lý trung ương và địa phương.

(Tài liệu do HAWA cùng anh Phạm Phú Ngọc Trai cùng các chuyên gia dự thảo)

Bình Luận